Về lớp học online (Classroom)

Kính thưa Thầy Cô,

Lớp học online và truyền thống rất khác nhau !!!

Xin hãy nhớ:

  • Giáo viên và học sinh gần như không tương tác trực tiếp với nhau: Do đó, khi soạn bài online CẦN HÌNH DUNG MỌI TÌNH HUỐNG và đưa vào bài dạy
  • Để giúp học sinh vận dụng kiến thức - phải giao bài tập, bài kiểm tra ở mỗi bài học. Và cũng qua luyện tập trắc nghiệm, sau đó được xem đáp án, học sinh online mới tự củng cố kiến thức. Từ đó giúp học sinh hình thành phương pháp tự học - tự đánh giá. Mà với học online, tự học là quan trọng nhất !!!

Công cụ Google Form là công cụ RÂT HỮU ÍCH. Nếu đườc thiết kế đúng cách, một form dùng như một bài luyện tập sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức và mình chưa nắm vững kiến thức chổ nào; GV cũng sẽ biết từng học sinh học như thế nào. Do đó hãy tạo form để HS luyện tập ở mỗi bài !



Google Classroom: là ứng dụng tổ chức lớp học online. Đây là công cụ còn sơ khai; tuy nhiên vẫn đầy đủ các tính năng dành cho lớp học online như:

  • Mời / chấp nhận học viên,
  • Tổ chức các bài học, bài dạy theo chủ đề, chủ điểm
  • Giao bài học / bài tập cho học viên;
  • Theo dõi quá trình học tập của học viên
  • Có nơi cho học viên nộp bài tập, ... Và giáo viên đánh giá chấm điểm
  • Có môi trường tương tác online / offline để học viên và giáo viên trao đổi thông tin
  • Có thể cho Phụ huynh theo dõi quá trình học online của con em mình (sẽ có bài viết nâng cao sau)

Những lưu ý để lớp học online đạt hiệu quả !

A. Về bài dạy - bài học:

  • Ngay đầu bài học - cần nêu rõ nội dung trọng tâm mà học sinh cần phải nắm vững trong mỗi bài. Nếu không các em sẽ không biết cần học gì. Hãy hình dung, trên lớp mình giảng - mình nói, nhưng học online - Thầy Cô cần ghi rõ trong bài dạy - học sinh mới biết được.
  • Hãy TRÌNH BÀY CÂY ĐỀ MỤC rõ ràng: giúp học sinh dễ theo dõi và nắm bài
  • Phát huy thế mạnh của dạy - học online: Hãy tăng khối lượng hình ảnh, video, đồ thị, và đồ họa ... để bài giảng TRỰC QUAN VÀ SINH ĐỘNG; giúp người học nắm rõ kiến thức.
  • Nếu bài dạy của Thầy Cô có video minh họa là tốt rồi; nhưng VIDEO THU HÌNH THẦY CÔ TRỰC TIẾP GIẢNG THÌ CÒN TUYỆT VỜI HƠN NỮA - nó giúp bài dạy của Thầy Cô là độc nhất - bài dạy của Thầy A sẽ không giống bài của Cô B trong cùng môn học. Nó giúp học sinh có cảm giác bài học "gần gũi" và có độ tương tác cao hơn.
  • Cuối bài nên có Phần tóm tắt bài ghi vào tập bài học và yêu cầu học sinh ghi vào tập. Thậm chí, yêu cầu học sinh chụp hình bài ghi trên tập gửi lại cho Thầy Cô kiểm tra đã ghi chưa !!!

B. CẤU TRÚC BÀI ONLINE

Trên lớp Thầy Cô giảng xong sẽ hỏi "Các em hiểu chưa? " hoặc bằng các nghiệp vụ khác sẽ biết được học sinh hiểu hay chưa , nắm kiến thức hay chưa.

Nhưng học online thì không tương tác. Do đó,

  • để bản thân học sinh TỰ biết mình hiểu đúng chưa, nhớ bài chưa (tránh hở tí điện nhắn tin hỏi Thầy Cô, hoặc GV sẽ phải trả lời liên tục)
  • và để giáo viên nắm được mức lĩnh hội của học sinh

Thầy Cô cần các bài trắc nghiệm luyện tập cho mỗi phần kiến thức - trước khi triển khai phần kiến thức tiếp theo; Sau cùng, là một bài luyện tập tổng hợp bao gồm kiến từ đầu bài đến cuối bài. Các bài trắc nghiệm là công cụ gần như bắt buộc và xuất hiện thường xuyên trong bài học online !

Cấu trúc bài học online nên là:

  • Trọng tâm bài học, các kiến thức / kỹ năng học sinh cần đạt được
  1. Kiến thức 1
  2. Trăc nghiệm 1
  3. Kiến thức 2
  4. Trắc nghiệm 2

.....

  • Trắc nghiệm tổng quát từ đầu bài đến cuối bài (có thể bao gồm tất cả các câu hỏi tự trong các trắc nghiệm nhỏ đã có - nhưng đảo thứ tự)
  • Tóm tắt bài ghi trong vở (có thể là file word để tăng hiệu ứng trình bày: in đậm, tô màu, gạch chân ..vv..)

Do đó, đừng quên nhắc học sinh: sau khi làm trắc nghiệm luyện tập đạt điểm cao hãy tiếp tục học phần kiến thức mới !!!

Qua trắc nghiệm các phần kiến thức nhỏ, giáo viên giúp học sinh tự đánh giá sự tiếp thu của minh; từ từ hình thành phương pháp và kỹ năng tự học.

C. Về bài tập - luyện tập:

Sử dụng Google Form để tạo bài luyện tập cho học sinh;

Tuy nhiên 1 form dùng cho HS luyện tập khác 1 form để kiểm tra; cần lưu ý những đặc điểm sau khi tạo 1 form dùng để học sinh luyện tập - củng cố kiến thức:

  • QUAN TRỌNG NHẤT: Mỗi câu hỏi Thầy Cô phải cài đặt sẵn đáp án - Câu nào đúng, Câu nào sai - Tại sao sai; và Bật chế độ cho học sinh xem đáp án. Xin nhớ là mọi câu hỏi giáo viên nên làm như đã nêu. Trên lớp, một học sinh làm sai 1 bài tập trên bảng, cả lớp đều biết - và Thầy Cô sửa thì cả lớp cùng xem và biết chổ sai, cách làm - hoặc trả lời đúng. Nhưng học online; mỗi học sinh sẽ có đáp án sai khác nhau, vá chẳng em nào biết em kia thế sai thế nào, sai ở đâu ... Để giúp từng học sinh biết mình sai ở đâu, vì sao sai, Giáo viên phải nêu rõ trong đáp án.
  • Bài luyện tập NÊN CHO PHÉP học sinh LÀM LẠI NHIỀU LẦN: Việc cho HS làm nhiều lần giúp học sinh ghi nhớ kiến thức - kỹ năng, vv..... Ngoài ra, khi cho làm nhiều lần, khi xem thống kê đáp án, Giáo viên có thể biết từng em hay sai câu nào, kiến thức chổ nào chưa nắm vững. Nếu cả lớp sai nhiều một kiến thức nào đó, chúng ta có thể đưa ra giải pháp - hoặc xem lại bài dạy online của mình đã "dạy" đúng cách và đạt hiệu quả chưa !

(Xem hướng dẫn thao tác tạo bài trắc nghiệm luyện tập ở đây)

D. Về bài kiểm tra lấy điểm:

Kiểm tra online để lấy điểm được không ?

Do có em làm trước, em làm sau - nên học sinh sẽ dễ dàng báo đáp án cho nhau - tất nhiên là thế rồi ! hi hi !.

Vậy chống "copy" bài lẫn nhau thế nào ?

Giải pháp: Hãy chia bài kiểm tra thành 2 phần: tạo 2 google form kiểm tra khác nhau

Tạm gọi phần cơ bản (6 điểm) và phần phân loại - nâng cao (4 điểm) = bài lấy điểm (10 điểm)

  • Form kiểm tra phần kiến thức cần nắm : HS được phép làm nhiều lần - GV lấy điểm cao nhất phần này hoặc trung bình cộng tất cả các lần làm bài. Như vậy, vừa giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, vừa không để học sinh dưới trung bình.
  • Form kiểm tra kiến thức nâng cao - dùng phân loại học sinh : có đặc điểm sau:
  1. HS chỉ được làm 1 lần;
  2. Không cho xem đáp án; và chỉ được biết tổng điểm (không biết điểm từng câu / thậm chí không cho hiện điểm ở cuối bài sau khi học sinh nộp bài);

Điểm chính thức của học sinh là điểm cả 2 phần cộng lại


Với những setup như vậy, giáo viên đảm bảo được nhiều mục tiêu:

  • Học sinh làm lại nhiều lần để đạt điểm cao nhất ở phần kiến thức cơ bản --> giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản (kiểm tra nhưng thực ra là luyện tập có lấy điểm)
  • Vẫn phân loại được học sinh

Link hướng dẫn


Hướng dẫn bài kiểm tra luyện tập và bài kiểm tra lấy điểm - Dũng post sau