DẠY VÀ HỌC TỪ XA

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý


Yêu cầu: nắm vững "Hạn chế của học từ xa và các giái pháp nhằm khắc phục"

Học đồng bộ - học trực tuyến là gì?

Học tập đồng bộ bao gồm các loại hình học tập được diễn ra trực tiếp, cho phép tất cả mọi người học tập cùng một lúc, thông qua cùng một phương tiện, nhưng không có nghĩa là mọi người phải ở cùng một vị trí. Điều này có nghĩa rằng học đồng bộ là một phương pháp có thể được sử dụng trong cả môi trường trực tuyến và trực tiếp.

Các ví dụ học tập đồng bộ bao gồm hội nghị truyền hình, trò chuyện trực tiếp, bài giảng phát trực tuyến và hội nghị từ xa.

Học không đồng bộ - học từ xa là gì?

Học không đồng bộ là khi mọi người học từ cùng một phương tiện vào những thời điểm khác nhau, theo lịch trình của riêng mình. Để học không đồng bộ, học sinh sinh viên không nhất thiết phải có mặt một nơi nhất định vào thời gian được chỉ định, như khi phải tham gia một buổi đào tạo tại chỗ hoặc tham gia trực tiếp một hội thảo.

Các ví dụ học tập không đồng bộ bao gồm học trực tuyến tự hướng dẫn, học qua video và giao tiếp trên bảng tin trên các nền tảng truyền thông xã hội.

LỢI ÍCH CỦA HỌC KHÔNG ĐỒNG BỘ - HỌC TỪ XA

  • Học sinh học theo giờ giấc tự chọn, không bó buộc trong một khung giờ; Tuy nhiên để đảm bảo tiến độ học chung, học sinh phải hoàn thành các bài tập, bài trắc nghiệm ... đúng thời hạn được giao.

  • Học sinh có thể học theo tốc độ của mình; dần hoàn thiện khả năng tự học

  • Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, thì học không đồng bộ là lựa chọn tối ưu; do thiết bị truy cập internet trong mỗi gia đình là có hạn.

HẠN CHẾ HỌC TỪ XA và những giải pháp nhằm khắc phục

Trước hết, là không học từ xa nếu các sinh viên của bạn không có thiết bị hoặc khả năng truy cập Internet. Và học từ xa dẫn tới thời lượng tiếp xúc màn hình nhiều hơn. Đây là 2 hạn chế không thể khắc phục được. Những hạn chế thường thấy khác và những giải pháp đã được vận dụng tạm kể như sau:


  1. Không trực quan, ít giao tiếp. Một số người có thể cảm thấy khó tiếp thu được kiến thức. Học sinh không thể nhận được câu trả lời cho các câu hỏi trong thời gian thực, do có sự chậm trễ trong việc nhận được phản hồi từ giáo viên

==>

  • Mọi người có thể kết nối với nhau thông qua việc trò chuyện thảo luận , lập các diễn đàn hoặc thông qua các cuộc gọi video như Zoom, GG Meet để thảo luận

  • Các bài trắc nghiệm có hệ thống chấm điểm và phản hồi ngay để học sinh tự nhận xét và tự đánh giá

2. Thứ hai, học từ xa khó kiểm soát, liệu các học sinh có thực sự làm việc hay đang học không. Bạn không còn khả năng đi loanh quanh để kiểm soát những gì các học sinh đang làm trên các màn hình :) .

==> Không kiểm soát quá trình mà kiểm soát kết quả: Giao các nhiệm vụ học tập cụ thề, yêu cầu thời hạn để hoàn thành và báo cáo kết quả thông qua hệ thống LMS

  • học sinh PHẢI GHI BÀI - chụp hình bài ghi nộp giáo viên

  • trắc nghiệm đầu bài, cuối bài, luyện tập - qua đó đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh - nhưng cũng giúp học sinh khắc sâu và ghi nhớ nhiều hơn

  • các bài trắc nghiệm có mức độ nâng cao dần để học sinh vận dụng

  • yêu cầu học sinh làm lại và đạt kết quả nhất định

  • khuyến khích học sinh làm càng nhiều bài tập - nhiều trắc nghiệm càng tốt

3. Vấn đề thứ 3 - học từ xa có thể làm cho việc gian lận trong thi cử dễ dàng hơn so với học trực tuyến.

==> Tổ chức thi offline, Thi trên internet với hệ thống quan sát, và vận dụng kỹ thuật soạn trắc nghiệm để khống chế trong thời gian làm bài cho phép

4. Cuối cùng, giống như mọi hình thức học khác, làm sao để học sinh chịu "chạy" theo ! Làm sao để học sinh chịu vào hệ thống, chịu học bài - chịu làm bài.

Giải pháp từ quan tâm:

        • Phụ huynh phối hơp GV, quan tâm và nhắc nhở lịch học, nhắc nhở hoàn thành các nhiệm vụ học tập đúng thời hạn

        • GVCN và GV bô môn sử dụng các công cụ để phát hiện những khó khăn trong tiếp thu kiến thức ngay từ đầu, tránh mất căn bản, mất hứng nhắc nhở lịch học, làm bài

Giải pháp từ kỹ thuật:

  • GV thiết kế bài dạy vận dụng các yếu tố vật lý gây hấp dẫn : hình ảnh, clip ...

  • Sử dụng các phương pháp kích thích khám phá:

  • Bài tập - trắc nghiệm dễ ->khó

  • ...

Với các cấp học cao hơn , còn có cả các biện pháp chế tài: đóng tiền thi lại học phần ...

MỘT MÔ HÌNH DẠY VÀ HỌC TỪ XA - PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Hiện nay, xu hướng của mô hình dạy học từ xa là kết hợp giữa đồng bộ và không đồng bộ; Sau một số lượng kiến thức nhất định được truyền tải với hình thức học không đồng bộ (từ xa); lớp học sẽ được tổ chức một buổi học đồng bộ (live - trực tuyến) .

Quy trình một lớp học từ xa - tạm liệt kê theo trình tự như sau

  • Trước khi học bài mới, học sinh làm bài trắc nghiệm ôn kiến thức cũ (như là hình thức trả bài trong học truyền thống)

  • Học sinh vào đọc tài liệu, xem clip bài giảng của bài mới ;HS có thể xem lại bài giảng nhiều lần, mỗi cá nhân học sinh sẽ học theo tốc độ của mình

  • Giáo viên "dặn dò" - chuyển giao các nhiệm vụ học tập mà học sinh cần đạt bằng cách niêm yết rõ chi tiết yêu cầu và thời hạn để học sinh hoàn thành; Có thể liệt kê một số nhiệm vụ học tập thường thấy ở cấp THCS:

      • Ghi bài : HS tự ghi nhận những kiến thức cần ghi nhớ / hoặc ghi bài theo khung đề mục giáo viên cho sẵn; sau đó học sinh chụp hình - nộp / gửi hình cho GV.

      • Học sinh tự kiểm tra kiến thức bằng cách làm các bài tập, các bài trắc nghiệm cuối mỗi bài. Luyện tập bằng hình thức trắc nghiệm được sử dụng nhiều hơn vì nhiều cung cấp khả năng cho đáp án ngay lập tức, giúp học sinh duy trì cảm giác học tập.

      • Học sinh được yêu cầu làm trắc nghiệm nhiều lần đến khi đạt được một số điểm nhất định. (Qua quá trình đó, học sinh ghi nhớ và vận dụng kiến thức nhiều hơn)

TIP : Để khuyến khích học sinh làm bài Giáo viên thường sẽ có điểm thưởng: ví dụ: làm trắc nghiệm sau bài học đạt 9 điểm trở lên được +0,5 điểm vào bài thường xuyên / giữa kỳ / cuối kỳ


  • Sau một số lượng bài học - kiến thức thức nhất định , sẽ có bài trắc nghiệm ôn - nhằm hệ thống toàn bộ kiến thức đã học; sẽ có những câu trắc nghiệm khó hơn, vận dụng kiến thức và kỹ năng nhiều hơn . (Tất nhiên, là ôn luyện thì học sinh vẫn được làm nhiều lần và xem đáp án để tự đánh giá kiến thức, kỹ năng ...)

  • Sau bài trắc nghiệm ôn, lớp sẽ có 1 buổi TRỰC TUYẾN trên Google Meet / Zoom - nhằm hệ thống, khắc sâu kiến thức - cũng như giải thích các đáp án trong trắc nghiệm ôn. Học sinh tiếp tục ôn bằng cách xem bài cũ, làm bài tập và trắc nghiệm.

Buổi kiểm tra TRẮC NGHIỆM sẽ diễn ra sau buổi TRỰC TUYẾN 1 tuần . Số lần làm bài kiểm tra có thể linh động:

  • điểm cao nhất trong các lần làm bài (thường áp dụng cho bài kiểm tra thường xuyên - Hệ số 1)

  • điểm làm bài là điểm trung bình của 3 lần (thường áp dụng cho giữa kỳ - hệ số 2)

  • chỉ được làm bài một lần duy nhất - trong 1 thời gian khống chế

Kỹ thuật soạn bài trắc nghiệm cần đạt được mức độ đánh giá kiểm tra các phần kiến thức theo yêu cầu bộ môn và phân hóa được học sinh.

Nếu bài kiểm tra cuối là một bài tập nhóm, 1 sản phẩm nhóm vv... thì hình thức kiểm tra cũng cần được nêu ngay đầu khóa học; Những yêu cầu cụ thể của bài tập nhóm, cách chấm, thang điểm ... được niêm yết và công khai trên hệ thống LMS - càng sớm càng tốt.

CÁC NGUYÊN TẮC CẦN TUÂN THỦ CỦA LỚP HỌC TỪ XA

Vì không đồng bộ, nên yếu tố "niêm yết trước - rõ ràng và cụ thể" là yếu tố quan trọng để học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập "đúng hạn"


  1. Công bố trước các nguyên tắc đánh giá kết quả học tập - bằng văn bản rõ ràng trong hệ thống LMS: Ví dụ:

  • Có bao nhiêu bài trắc nghiệm để được cộng điểm chuyên cần; điểm chuyên cần chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong điểm giữa kỳ - cuối kỳ ?

  • Khi hoàn thành trễ hạn một nhiệm vụ học tập sẽ bị tính như thế nào ?

  • ....

  1. Tài liệu học tập, bài tập, thời hạn hoàn thành nhiệm vụ học tập .... , nên được giáo viên đưa lên hệ thống LMS trước khung giờ bắt đầu nội dung học tập, để khi học viên vào là có sẵn mọi thứ cần thiết để học - làm bài - thực hành - nộp bài ....

  2. Thời hạn các nhiệm vụ học tập được công khai rõ ràng và GV có chế độ nhắc nhở hoàn thành trước thời hạn

  3. Khuyến khích học sinh sử dụng công cụ thảo luận ngay trong LMS để đặt câu hỏi

  4. Các bài trắc nghiệm cần được thiết kế theo mức độ khó dần và đa đạng, như game - để kích thích học sinh

ĐẶC BIỆT QUAN TÂM GIAI ĐOẠN ĐẦU

HÌNH THÀNH CÁCH HỌC TỪ XA

  • Những kiến thức đầu năm luôn là kiến thức kỹ năng cơ bản - nền tảng cho các bài sau

  • Những bài học từ xa đầu tiên rất quan trọng - giúp học sinh làm quen và định hình việc tự học; hình thành thói quen, cách học mới

Do đó:

==> Phụ huynh cần theo sát từng bước của con em trong cách học mới ở những bài đầu: từ vào học làm sao, xem bài giảng thế nào; ghi bài làm sao, chụp hình bài ghi để nộp cho giáo viên thế nào, làm trắc nghiệm luyện tập xong thì xem điểm - đáp án - giái đáp đúng sai ở đâu - TOÀN BỘ LÀ NHỮNG THAO TÁC CƠ BẢN CHO VIỆC HỌC TỪ XA;

Đặc biệt, việc xem đáp án sau khi làm trắc nghiệm và làm lại để đạt điểm tốt hơn - phụ huynh nên khuyến khích học sinh làm nhiều lần nhằm khắc sâu kiến thức - kỹ năng ; hình thành thói quen Tự kiểm tra - Tự đánh giá.

==> Giáo viên sau 1 bài đầu, 2 bài đầu - thì Giáo viên nên có bài trực tuyến (Meet hoặc Zoom) để nhận xét cách ghi bài, cách học, hỗ trợ nhằm giúp học sinh làm quen; cũng như kiểm tra lấp lỗ hổng kiến thức ngay từ sớm những trường hợp cá biệt.

Các bài đầu, GV sẽ triển khai bài học chậm - khối lượng kiến thức ít; nhưng tập trung cho Học sinh hình thành cách và trình tự học 1 bài học từ xa. Khi học sinh đã quen cách học, tiến độ dạy và học sẽ cải thiện mà vẫn đạt kết quả tốt.


Dũng tổng hợp từ nhiều nguồn và kinh nghiệm thực tiễn